Hàm khung tháo lắp là gì? Những điều bạn phải biết
Hàm khung tháo lắp là giải pháp phục hình răng chi phí rẻ, thực hiện nhanh chóng được nhiều người lựa chọn khi không muốn cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ. Vậy hàm giả tháo lắp phù hợp cho những đối tượng nào và có ưu nhược điểm ra sao? Cùng Labo 5D để tìm được lời giải đáp chính xác nhé!
Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?
Hàm khung tháo lắp là loại hàm giả được sử dụng khá phổ biến trong phục hình răng đã mất. Chúng được cấu tạo bởi bộ phận chính là một khung sườn. Hàm khung thuộc dạng bán sinh lý bởi một phần lực nhai truyền xuống xương sẽ xuất phát từ răng thật, phần còn sẽ bắt đầu từ niêm mạc.
So với các loại hàm giả khác, hàm khung tháo lắp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Nó không chỉ giúp cải thiện chức năng nhai, khả năng phát âm, cải thiện thẩm mỹ, sản phẩm còn giúp bảo vệ các răng trụ còn lại. Nhờ đó, cấu trúc hàm được duy trì ổn định theo thời gian.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hàm khung tháo lắp khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có cấu tạo chính gồm:
- Nền hàm kết hợp với các móc tựa lên trên mặt nhai của răng thật và vòng cung kim loại (điển hình là các hợp kim Cr – Co, Ni – Cr, Titanium,…) áp sát vào vòm răng phía trước để tạo độ bám vững chãi.
- Răng giả được chế tác bằng sứ hoặc nhựa.
Đối tượng có thể làm hàm khung tháo lắp
Sở hữu nhiều ưu điểm nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng hàm khung tháo lắp. Dưới đây là các đối tượng có thể sử dụng phương pháp phục hình răng này:
- Người bị mất răng Kennedy loại I, II, III, IV.
- Người có sống hàm tiêu xương nhiều, có thể là tiêu xương đơn thuần do chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Các răng còn lại trên cung hàm có khả năng nâng đỡ kém.
- Người dùng cần ổn định cung răng.
- Theo nguyện vọng của người bệnh (cần phục hình nhưng không muốn mài răng, không đủ ngân sách để cấy ghép Implant hoặc làm cầu sứ).
- Phục hình răng sau phẫu thuật hàm mặt hoặc kết hợp với phục hình cố định.
Để chắc chắn rằng bản thân có phù hợp với phương pháp sử dụng hàm khung tháo lắp hay không, người bệnh nên đến trực tiếp các nha khoa để được kiểm tra và đánh giá tình trạng răng miệng. Bởi thực tế hàm khung sẽ không phù hợp cho các trường hợp như răng trụ còn lại quá ít, yếu, người bệnh gặp vấn đề về nha chu,…
Hàm khung tháo lắp có tốt không?
Để đánh giá về hàm khung tháo lắp một cách chi tiết hơn, hãy cùng Labo 5D đánh giá ưu, nhược điểm của chúng. Thông qua những đánh giá này, bạn có thể dễ dàng so sánh hàm khung với các phương pháp phục hình răng khác.
Ưu điểm
Ngoài tiện lợi, dễ dàng tháo lắp, hàm khung có những ưu điểm tuyệt vời như sau:
- Chi phí phục hình răng mềm, phù hợp với tài chính của hầu hết khách hàng.
- Hàm khung kim loại có bề mặt sáng bóng, không bị ngấm nước và dễ dàng vệ sinh.
- Thời gian làm khung hàm giả khá nhanh, người bệnh không phải chờ đợi quá lâu.
Nhược điểm
Tuy chi phí thấp, phục hình nhanh chóng nhưng khi sử dụng hàm khung tháo lắp, người dùng sẽ gặp một số khuyết điểm như sau:
- Hàm khung kim loại không phục hồi được khả năng ăn nhai hoàn toàn như răng thật, người dùng cần chọn thức ăn mềm, lỏng khi sử dụng phương pháp này.
- Chỉ phù hợp cho khách hàng bị mất răng riêng lẻ hoặc một nhóm răng trên cung hàm, không được chỉ định cho trường hợp mất răng toàn hàm.
- Phần móc kim loại ma sát trực tiếp với răng thật và có thể làm chúng bị co kéo, yếu dần, lâu ngày có thể gây ê buốt, khó chịu.
- Không thể cải thiện vấn đề tiêu xương hàm.
Như vậy, tuy hàm khung kim loại có nhiều ưu điểm hơn so với các loại hàm tháo lắp khác nhưng chúng vẫn chưa phải là giải pháp phục hình răng tối ưu nhất. Tùy từng trường hợp cụ thể, bạn nên cân nhắc có nên lựa chọn hay không.
Quy trình chế tác hàm khung tháo lắp kim loại như thế nào?
Để tạo nên các sản phẩm hàm khung tháo lắp bằng kim loại, tại các nha khoa sẽ thực hiện quy trình làm việc chuẩn mực theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Thăm khám để đánh giá tình trạng răng miệng của khách hàng có phù hợp với phương pháp phục hình răng này hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ xử lý các bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành lắp hàm giả.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng trước khi lấy mẫu dấu răng.
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu dấu răng bằng các thiết bị chuyên dụng, chế tác mẫu hàm giả tương thích với khuôn hàm của khách.
- Bước 4: Tiến hành lắp hàm giả hoàn thiện cho khách.
- Bước 5: Tái khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh khi sử dụng hàm giả.
Trên đây là quy trình chế tác hàm khung tháo lắp tại các nha khoa. Tuy nhiên, phòng khám có thể rút ngắn quy trình này bằng cách thông qua các đơn đơn vị chế tác hàm khung. Thông qua dữ liệu từ khách hàng, họ sẽ hoàn thành sản xuất hàm khung một cách chuẩn xác, đúng tỉ lệ với những vật liệu cao cấp.
So sánh hàm khung tháo lắp với trồng răng Implant
Cấy ghép Implant được đánh giá là giải đáp phục hình răng tiên tiến bật nhất hiện nay. Vậy, giữa hàm khung tháo lắp và giải pháp trồng răng này có những ưu, nhược điểm khác nhau như thế nào? Cùng so sánh qua bảng sau đây:
Hàm khung tháo lắp | Cấy ghép Implant | |
Chức năng nhai | Phục hồi 30-40% | Phục hồi > 90% |
Chi phí | Chi phí rẻ (300.000 – 1.000.000 VNĐ/răng) | Chi phí khá cao (16.000.000 – 40.000.000 VNĐ/trụ) |
Độ bền | Khoảng 3-5 năm | Có thể dùng được trọn đời nếu chăm sóc tốt |
Khả năng ngăn ngừa tiêu xương | Không ngăn được biến chứng tiêu xương hàm | Ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm hiệu quả |
Chăm sóc | Khá bất tiện, phải tháo ra lắp vào thường xuyên để vệ sinh sau ăn | Vệ sinh tiện lợi, dễ dàng như răng thật |
Như vậy, hàm khung tháo lắp kim loại tuy có chi phí thấp nhưng gây khá nhiều bất tiện cho người dùng như ăn nhai không thoải mái, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, tuổi thọ thấp,… Vì vậy, người dùng muốn sử dụng loại hàm giả này cần cân nhắc kỹ lưỡng tình răng miệng hiện tại, ngân sách và nhu cầu của mình.
Lưu ý cần biết khi phục hình răng bằng hàm khung tháo lắp kim loại
Khung hàm kim loại là giải pháp phục hình răng phổ biến và mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, người dùng cần lưu ý:
- Hàm khung kim loại thường khiến người dùng khó chịu, vướng víu hoặc đau nhức khi sử dụng. Tình trạng này có thể cải thiện sau 1 tuần sử dụng.
- Cũng như hàm giả bằng nhựa, hàm khung kim loại tháo lắp cũng cần được tháo ra để vệ sinh mỗi ngày.
- Có thể tháo khung hàm ra lúc ngủ, nghỉ ngơi để cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.
- Lưu ý chọn nha khoa uy tín để phục hình răng bằng hàm khung tháo lắp kim loại để tránh tình trạng cong vênh, không tương thích, chất liệu kém chất lượng,…
Labo 5D – Địa chỉ chế tác hàm khung tháo lắp uy tín
Các nha khoa hoàn toàn có thể tự chế tác hàm khung tháo lắp. Tuy nhiên, để tối ưu quy trình thăm khám, rút ngắn thời gian điều trị và tối ưu chi phí mua các vật liệu nha khoa, bạn có thể liên hệ các đơn vị chuyên chế tác hàm khung tháo lắp. Tiêu biểu trong số đó là Labo 5D.
Với nhiều ưu điểm nổi trội, Labo 5D sẽ là địa chỉ đáng tin cậy giúp các bác sĩ nha khoa chăm sóc khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn:
- Sở hữu nhiều công nghệ hiện đại như máy Scan 3D E1, công nghệ CAD/ CAM 3D Roland DWX-52D,… giúp việc chế tác khung hàm kim loại diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác.
- Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, kiến thức chuyên môn cao và gu thẩm mỹ tinh tế.
- Labo 5D sử dụng các vật liệu nha khoa cao cấp, nhập khẩu chính hãng đảm bảo độ bền cao, an toàn cho người dùng.
- Chế độ bảo hành minh bạch và uy tín.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích xoay quanh hàm khung tháo lắp – giải pháp phục hình răng tiết kiệm, nhanh chóng được nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại hàm khung kim loại chất lượng tại Labo 5D, quý khách hàng hãy liên hệ đến hotline 0976 087 998!